Sâm Ngọc Linh
Giới thiệu về sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
Sâm Ngọc Linh được xếp vào top những loài sâm quý hiếm nhất thế giới, có hàm lượng saponin cao hơn so với các loại sâm thông thường.
Thành phần và tác dụng sâm ngọc linh
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết. Đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Phần thân, rễ của Sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết. Và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin các loại.
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất.
Tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng giúp tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các loại độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kép dài sự sống của tế bào cũ.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trên thế giới còn chứng minh được: Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, nó còn cao hơn cả sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Đặc biệt nó còn có các tính năng như: kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxi hóa.
Cách trồng Sâm Ngọc Linh tự nhiên
Khí hậu: Nhiệt độ thích hợp trung bình trong năm dao động từ 14,0 – 18,00C (thấp nhất 8 – 110C, cao nhất 20 – 250C); độ ẩm trung bình từ 85 – 90%; lượng mưa trung bình từ 2.800 – 3.400 mm/năm và có lượng mưa khá trong các tháng mùa khô (từ tháng 3-7). Đất đai, tài nguyên và địa hình: Độ cao so với mực nước biển từ 1.500 m trở lên, thuận lợi ở độ cao từ 1.800 m trở lên; đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao, còn giữ cấu trúc rừng nguyên sinh và có độ tàn che từ 70-90%.
Chọn cây giống: Cây lấy hạt giống cần phải có sự chọn lọc kỹ để đảm bảo chất lượng cây giống. Cây phải đạt từ 4 năm tuổi trở lên (đối với cây gieo từ hạt), 2 năm trở lên (đối với cây trồng từ đầu mầm), có biểu hiện đặc trưng của giống, không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới hoặc các tổn thương khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét