Kỹ thuật nuôi con ngan nhanh lớn hiệu quả từ chuyên gia

 

Chia sẻ cách nuôi ngan nhanh lớn theo chia sẻ từ chuyên gia

1. Lựa chọn ngan giống

Ngan giống có nhiều dòng: ngan nội, ngan ta, ngan trắng pháp (ngan đực viện)



Nếu chọn nuôi số lượng lớn nên chọn ngan pháp, lưu ý mua ở những cơ sở uy tín tránh mua phải đàn giống thoái hóa kém phát triển

2. Chuẩn bị chuồng và dụng cụ chăn nuôi ngan

Chuồng trại phải được xây dựng bài bản, có chỗ cho ngan tắm. Chuẩn bị mắng ăn, mắng uống, và bạt quây úm ngan giai đoạn đầu

3. Cách úm ngan con

Cần úm ngan thận trọng trong 10 ngày đầu, tránh dính mưa thời điểm này, mua nhiệt kế để luôn kiểm tra nhiệt độ trong phòng luôn ở mức 28-30 độ

Kinh nghiệm úm ngan là khi ngan tách xa nhau ra là nhiệt độ phòng nóng, cần tìm cách hạ nhiệt như quạt mát, khi ngan đàn đúm cụm lại nhau có nghĩa là nhiệt động phòng đang lạnh, cần sưởi ấm cho ngan. Ban đêm nên thắp bóng sưởi đều cho ngan

5. Lịch tiêm vacxin phòng bệnh hoặc bổ sung vi chất cho ngan

1-3 ngày tuổi : - Tiêm Kháng thể Rụt mỏ, Viêm gan ( CNC- Anti DHV ) liều lượng mỗi con 0,5cc - Cho uống BIO AMOXYCOLI : Phòng tiêu chảy do E COLI - Thương hàn và Viêm rốn
7-10  ngày tuổi : - Cho uống vắc xin Viêm gan vịt - Tiêm kháng thể viêm gan, rụt mỏ ( CNC- Anti DHV ) 0,5cc/ con dưới da cổ ( nên dùng ở vùng có áp lực bệnh cao ) - Cho uống Han Lyvite C + Bcomplex  để tăng sức đê kháng và giảm stress cho Vịt - Ngan sau tiêm phòng
12- 14 ngày tuổi - Tiêm vắc xin Dịch tả vịt và vắc xin Cúm ( Nên sử dụng vắc xin cúm kép H9 + H5 ). Tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau - Cho uống E LAC GROW  hoặc BIOTIC  để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh đường ruột
15 ngày tuổi - Cho uống vắc xin viêm gan lần 2 - Phòng bệnh Hen và Tiêu chảy  bằng HANFLOR 20 % liều lượng : 2cc/ lít nước  uống 2-3 ngày
21 ngày tuổi - Tiêm vắc xin Bại huyết + ECOLI  liều : 0,5cc/con tiêm dưới da cổ - Cho uống E LAC GROW  hoặc BIOTIC  để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh đường ruột - Cho uống Amox Coli WSP phòng phân xanh, phân trắng do E.coli và Thương hàn
30 ngày tuổi - Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng : 1ml/ con và vắc xin Dịch tả lần 2 ( 0,5ml/ con ).Tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau 
- Cho uống Điện giải + Vitamin + Men tiêu hóa để nâng cao đề kháng
Ghi chú : Lịch phòng trên có thể thay đổi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y tại địa phương để phù hợp với tình hình dịch tễ

6. Một số bệnh thường gặp ở ngan

6.1. Bệnh viêm gan virut ở vịt

- Triệu trứng: Thời gian nung bệnh 2- 4 ngày, bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp. Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng, nằm đầu nghoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh tiến triển rất nhanh, chong vòng 2 h, tỉ lệ bệnh 100% đàn, tỉ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi , 50% ở vit 4 tuần trở lên 

- Phòng chữa bệnh: Không có thuốc đặc trị nên chỉ dùng biện pháp vệ sinh thú y để phòng, tiêm phòng vacxin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách li tốt vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.

6.2. Bệnh phó thương hàn

- Triệu trứng: vịt con 3- 15 ngày tuổi thường bị nhiều ỏ thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính. Vịt ốm, tiêu chày, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, ít đi lại, chúng tách đạn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật , kéo dài 3- 4 ngày thì chết đến 70%

 - Phòng chữa bệnh: Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100gg/ tấn thức ăn, sau 2 tuần 50g/ tấn thức ăn, liều chữa 150g/ tấn chữa cho từng con thì 50mg/ con. Làm tốt công tác vệ sinh, nhất là ổ đẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giống cây đàn hương trắng Ấn Độ tại Cây Giống Lâm Nghiệp Quý Hương

Những cây giống lâm nghiệp cho hiệu quả giá trị kinh tế cao

Cây gỗ quý hiếm tại Việt Nam