Cây sâm nam giống chuẩn tại vườn ươm Bắc Bộ
Giới thiệu về cây sâm nam
Tên gọi khác: Sâm trâu, cát sâm, cát sâm.
Tên khoa học là Milletia speciosa, thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Cây sâm nam thuộc nhóm cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được đầu tư trồng trong giai đoạn hiện nay.
Cây sâm nam là cây dây leo thân gỗ dài 4 – 7 m, có rễ củ nạc theo từng khúc tròn. Cành non phủ lông mịn màu trắng, mang lá kép lông chim với 7 – 13 lá chét, lá chét non cũng phủ nhiều lông; hoa trắng hoặc vàng nhạt, tập hợp thành chùm kép ở đầu cành hay nách lá. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nơi trảng nắng, ven rừng. Thường thấy phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Rễ củ được dùng làm thuốc bổ, chữa nhức đầu, bí tiểu…
Quả đậu dẹt, có lông mềm, hạt 3-5, hình gần vuông. Hoa sâm nam bắt đầu từ tháng 6-8, quả già và có thể thu hái từ tháng 9-12.
Giá trị dược liệu từ cây sâm nam (cát sâm)
Cây cát sâm trước giờ được dùng chủ yếu ngâm rượu ở Việt Nam, cát sâm có hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao.
Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Milletiae Speciosae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Vĩnh Phúc và cũng thường được trồng làm thuốc. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay nước mật, sao vàng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.
Thành phần hóa học trong củ cát sâm: ancaloitn axit docosanoic, octadecane etracosane ,axit hexacosanoic, β-sitosterol axetat, β-sitosterol, syringin, maackiain, formononetin, baptigenin, axit rotundic, pedunculoid, daucosterol.
Cây cát sâm thường được dùng:
- Bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn
- Bổ máu, bồi bồ tim mạch
- Cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, stress
- Làm đẹp da, đẩy lùi lão hóa
- Kéo dài tuổi thọ
- Tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ
- Chữa đau vùng lưng chân, thấp khớp;
- Chữa Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch
- Chữa Viêm gan mạn tính và Di tinh, bạch đới.
Cách dùng và liều dùng cát sâm:
Thường được thái lát và phơi khô, sác uống 10-20g/1 ngày. Có thể kết hợp với một số dược liệu dân gian khác như:
1. Bài thuốc chữa ho khan, ho dai dẳng, sốt khát nước
- Chuẩn bị: 12g cát sâm, 12g mạch môn, 8g thiên môn, 8g vỏ rễ dâu.
- Thực hiện: Các dược liệu trên cho vào ấm, thêm 400ml nước và sắc trên lửa nhỏ. Khi lượng thuốc còn 200ml là đạt. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày, sắc uống mỗi ngày chỉ một thang.
2. Bài thuốc chữa cảm sốt, khát nước
- Chuẩn bị: 12g cát sâm, 12g cát căn, 4g cam thảo.
- Thực hiện: Cho vào ấm sắc chung với khoảng 600ml nước đến khi còn 300ml thì ngưng. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, dùng với liều lượng chỉ 1 thang/ngày.
3. Bài thuốc chữa nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện
- Chuẩn bị: 30g cát sâm.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi thái lát, tẩm mật rồi cho lên chảo nóng sao vàng. Sau đó cho vào ấm sắc chung với 400ml nước đến khi còn 200ml. Chia đều thành 3 lần uống, dùng 1 tháng /ngày.
4. Bài thuốc chữa kém ăn
- Chuẩn bị: Cát sâm với lượng tùy ý.
- Thực hiện: Dược liệu đem thái lát và tẩm với nước gừng rồi sao vàng trên lửa nhỏ. Mỗi lần chỉ lấy 30g để sắc chung với 400ml nước đến khi còn 200ml. Chia lượng thuốc này thành 3 lần uống trong ngày, sử dụng với liều lượng đúng 1 thang/ngày.
5. Bài thuốc chữa cảm nắng
- Chuẩn bị: 16g cát sâm, 14g mạch môn, 14g cát căn, 14g cam thảo đất.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm để sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này đáp ứng tốt trong các trường hợp cảm nắng với triệu chứng sốt nóng, ho khan, đổ mồ hôi. Hoặc chữa chứng trằn trọc ngủ không yên, nóng ấm về đêm ở trẻ em.
6. Bài thuốc chữa thủy đậu
- Chuẩn bị: 12g cát sâm, 12g vỏ hạt đỗ xanh, 12g sinh địa, 12g đậu ván trắng, 12g hạt đỗ đen, 10g hoàng tinh, 10g lá dâu, 10g mạch môn, 10g cam thảo dây.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, phơi cho khô rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng với liều lượng đúng 1 thang thuốc/ngày. Lưu ý, chỉ dùng khi các nốt đậu đã xẹp xuống.
7. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể
- Chuẩn bị: 10g cát sâm, 20g lá đinh lăng khô, 15g rễ đinh lăng đã sao, 8g sinh địa.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc chung với 500ml nước đến khi còn khoảng 150ml thì ngưng. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng đúng 1 thang thuốc. Cần duy trì liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày.
8. Bài thuốc chữa viêm gan truyền nhiễm
- Chuẩn bị: 20g cát sâm, 20g rau má, 20g chó đẻ răng cưa, 16g nhân trần, 16g hạt dành dành, 16g cam thảo nam.
- Thực hiện: Các dược liệu đem cho hết vào siêu đất sắc chung với 1 thăng nước đến khi còn nửa thăng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, dùng đúng 1 thang/ngày. Cần duy trì trong thời gian dài để nhận được hiệu quả.
Giá trị kinh tế của cây sâm nam
Hiện nay đầu ra cây sâm nam rất tốt, chỉ cần có củ thương lái tới cân tận nơi.
Vườn ươm Bắc Bộ xin gửi lên một số thông tin về kỹ thuật, chi phí và doanh thu khi trồng cây cát sâm.
- Mật độ trồng: 20.000 cây/1ha
- Chi phí trồng trung bình: 70 triệu/1ha
- Thời gian thu hoạch 4- 6 năm
- Cân nặng lúc thu: 4-5kg/1 gốc
- Giá củ cát sâm dao động từ: 100.000 vnđ – 150.000 vnđ/1kg
- Doanh thu tổng: 17.000 cây (trừ đi 3000 cây chết) x 4kg x 100.000 = 6.800.000.000 vnđ/1ha.
Mô hình trồng cây sâm nam hiệu quả
Giống cây sâm nam
Xem thêm: Giống cây giảo cổ lam
Giá bán liên hệ:
VƯỜN ƯƠM BẮC BỘ
- Vòng xuyến Km 9, Quốc Lộ 2B, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
SĐT: 0976 125 251 – 0949 000 268
Zalo: 0976125251
Email: vuonuombacbo@gmail.com
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét